CÔNG KHAI CAM KẾT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2018 – 2019

Ngành: GIÁO DỤC MẦM NON (Hệ Liên Thông)

THÔNG BÁO

Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học năm học 201 2019

Ngành: GIÁO DỤC MẦM NON (ĐHGDMN Chính quy và VLH)

STT

Nội dung

Trình độ đào tạo

Đại học

Chính quy

I

Điều kiện đăng kí tuyển sinh

Mã số

(7140201)

 1. Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.

2. Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

II

Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được a. Về kiến thức

– Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở GDMN;

– Có kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non như: kiến thức về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ;

– Hiểu kiến thức nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ;

b. Về kỹ năng

– Thực hiện thành thạo các bước xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ cho từng nhóm lớp mầm non phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế, tổ chức quản lí nhóm lớp khoa học, hiệu quả;

– Quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá mức độ phát triển của trẻ;

–  Tổ chức, thực hiện được chế độ đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ, chế độ dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng trẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ;

–  Tổ chức thành thạo các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ; ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ;

–  Giao tiếp sư phạm phù hợp với các đối tượng khác nhau;

– Phối hợp tốt với gia đình và các lực lượng giáo dục khác trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ

–  Thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục mầm non;

–  Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.

c. Về thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỉ luật và tác phong sư phạm mẫu mực;

– Yêu trẻ, vì sự phát triển của trẻ;

– Có ý thức và mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

– Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Tiếng Anh:

– Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam

Công nghệ thông tin:

– Có kiến thức tin học tương đương trình độ B;

III

Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Trên cơ sở Kế hoạch năm học do Bộ môn xây dựng, giảng viên phụ trách liên hệ các cơ cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn Tỉnh cho sinh viên tham quan, học tập thực tế tại cơ sở. Hoạt động này giúp sinh viên nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ làm việc trong môi trường thực tiễn.

Tư vấn học tập thông qua đội ngũ cố vấn học tập là các giảng viên chủ nhiệm có kinh nghiệm. Ngoài ra, các giảng viên giảng dạy môn chuyên ngành đóng vai trò là cố vấn học tập cho sinh viên bộ môn. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực hiện các sáng kiến cải tiến kỹ thuật  thông qua Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học của Hội sinh viên trường.

Giới thiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp thông qua Trung tâm doanh nghiệp; các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Tỉnh

IV

Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Công văn số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác thực hợp nhất 2 văn bản:

– Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

– Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo Công văn số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

V

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục Mầm non và các chương trình đào tạo sau đại học về các chuyên ngành Mầm non.

VI

Vị trí làm sau khi tốt nghiệp Sau khi tốt nghiệp các Cử nhân của ngành giáo dục Mầm non có thể.

– Trở thành giáo viên ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhóm trẻ, nhà trẻ và các trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ.

– Làm công tác quản lý giáo dục mầm non các cấp

                                                  Quảng Bình, ngày 20 tháng 10 năm 2018

TRƯỞNG KHOA

ThS.Nguyễn Kế Tam

HIỆU TRƯỞNG